Một trong những dòng chó sở hữu thân hình rất đặc biệt là chó Lạp xưởng. Nhiều người nói vui rằng nhìn chúng chẳng khác nào 1 chiếc lạp xưởng xinh xắn. Bạn có biết nhiều thông tin về giống chó này không? Nếu chưa biết thì cùng tham khảo bài viết sau đây nha!
1. Nguồn gốc đặc trưng về xuất xứ
– Chó Lạp xưởng theo nhiều tài liệu đã có mặt tại Đức vào thế kỷ XV. Lạp xưởng dần trở nên phổ biến vào thế kỷ XVII.
Chó Lạp xưởng đã có từ lâu đời
– Trong chiến tranh thế giới lần 1 và 2 diễn ra, lạp xưởng không thấy xuất hiện ở Châu Âu. Cho tới những năm 1950 trở đi, dòng chó này đã phổ biến trở lại đến ngày nay.
2. Ngoại hình độc đáo của giống chó Lạp xưởng
– Chó Lạp xưởng có đặc trưng là phần thân dài cùng với 4 chân ngắn. Phần đầu phát triển to và mõm khá dài, hai tai dài, rũ xuống. Mắt của chúng có đặc điểm là hơi lồi.
– Lạp xưởng sở hữu bộ lông bóng và mượt mà. Thông thường cún có một màu lông trải dài khắp thân. Ngoài ra chúng cũng có những màu lông pha kết hợp giữa màu đen, socola, nâu…
Hình dáng Chó Lạp xưởng con 2 tháng tuổi thuần chủng
>>> Xem thêm: Bật mí thông tin tìm hiểu chó Poodle Teacup
3. Đặc điểm tính cách chó Lạp xưởng
– Chó Lạp xưởng là giống chó vui vẻ, hoạt náo. Chúng cực kỳ ghét không gian kín và rất thích được đuổi bắt, nô đùa. Tuy có ngoại hình bé nhỏ nhưng Lạp xưởng sủa rất to.
– Chó Lạp xưởng có tính cách mạnh mẽ, khá hiếu chiến. Dòng chó này sẵn sàng bảo vệ chủ nhân nếu bị đe dọa. Ngoài ra Lạp xưởng còn rất thích chơi với trẻ em. Thông thường cún sẽ cực kỳ trung thành với chủ nhân.
4. Những lưu ý khi chăm sóc chó
Chó Lạp xưởng cần được tắm thường xuyên nếu thời tiết ngột ngạt, nóng bức. Còn đối với trời mùa đông thì bạn nên tắm cún 1 tháng 2 lần.
Chó Lạp xưởng cần được chú ý về sức khỏe
Đặc biệt tắm cho chó bằng nước ấm để tránh bị cảm lạnh. Bên cạnh đó để ngăn ngừa các bệnh phổ biến thì đừng quên tiêm phòng cho thú cưng bạn nhé!
5. Cách huấn luyện giống chó Lạp xưởng
– Theo nhiều chuyên gia về cún thì nên dạy chó Lạp xưởng đi vệ sinh đúng nơi từ khi nhỏ. Bạn cần tạo dựng thói quen cho chúng, lặp lại liên tục trong vòng vài tuần.
– Với đặc tính thông minh, Lạp xưởng có thể thực hiện các bài tập ngồi, đứng… Chúng cũng cần được dạy những đồ dùng trong nhà không được cắn phá. Lý do là nếu trưởng thành thì Lạp xưởng sẽ khó huấn luyện vào quy củ hơn.
6. Chế độ dinh dưỡng đối với chó Lạp xưởng
– Đối với chó Lạp xưởng thì chúng cần được bổ sung dinh dưỡng từ các loại thịt gà, bò, cá… Bên cạnh đó cần lưu ý cho cún ăn ít chất béo. Ngoài ra bánh kẹo cũng là món khoái khẩu của Lạp xưởng. Bạn nên để thú cưng ăn ở mức độ hợp lý, tránh ăn quá nhiều dễ bị tiểu đường.
Khẩu phần ăn của cún cần được chú trọng
– Khẩu phần ăn phải được cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất, vitamin, chất xơ và tinh bột. Tất cả đều có trong rau củ, cơm, hoa quả… rất dễ mua và chế biến. Lượng thức ăn cần cân xứng với cân nặng của chúng và 3 bữa/ ngày.
Chó Lạp xưởng với vẻ ngoài dễ thương là thú cưng được nhiều người yêu quý. Quá trình chăm sóc chúng khá đơn giản nên nếu cần một chú cún nhỏ nhắn, vui vẻ thì đây sẽ là lựa chọn thú vị dành cho bạn đấy nhé!
>>> Tham khảo ngay: Tiết lộ một số điểm thú vị về chó H’mông cộc
BÌNH LUẬN